Dạo gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện cụm từ “chằm Zn” trên khắp status, story hay cái bài đăng của các bạn trẻ. Vậy Chằm Zn là gì? Tại sao Chằm Zn được sử dụng rộng rãi và hưởng ứng nhiệt tình như vậy? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của z2k.info nhé!

Chằm Zn là gì?

Sinh ra trong thời đại mà công nghệ thông tin đang phát triển nở rộ, GenZ là thế hệ có vật bất ly thân là chiếc điện thoại và họ gần như không thể sống nếu như thiếu mạng xã hội. Họ chưa từng biết và tưởng tượng nổi cái thời mặc quần xà lỏn tắm sông với tụi bạn mà bố mẹ không ai biết mình ở đâu để gọi về. Họ có lối tư duy cùng hệ thống quan điểm hoàn toàn khác biệt với Millenials, Boomers và vì thế họ cũng có sở hữu cho mình một hệ thống từ ngữ đậm chất “code” với cách giải thích mà chắc chắn sẽ khiến chúng ta – thế hệ sau phải thốt lên chữ wow:”Tôi đang ở thế giới nào đây nhỉ?”

Một trong những từ cửa miệng của Gen Z chính là “Chằm Zn”. Chằm Zn là một từ ngữ mới được biến thể được giới trẻ sử dụng khá phổ biến. Chính cách viết sáng tạo, khác biệt này đã tạo nên sự thú vị cho từ ngữ nhưng cũng chính vì lý do đó mà nhiều người không hiểu nổi từ này có nghĩa là gì.

Nghĩa của cụm từ Chằm Zn có thể được hiểu như sau:

  • Zn là ký hiệu của nguyên tố hóa học Kẽm
  • Chằm là cách đọc theo tiếng khu vực miền Nam của “Chầm”

⇒ Chằm Zn có nghĩa là Chầm Kẽm, cách đọc này na ná với từ Trầm cảm. Do đó, Chằm Zn là cách viết mới mẻ, sáng tạo của từ “trầm cảm”, thể hiện cảm giác bất lực, mệt mỏi với việc gì đó.

Trong khi từ “trầm cảm” thường mang sắc thái tiêu cực, dùng để chỉ căn bệnh tâm lý phổ biến nhiều người gặp phải nhất thế giới, “chằm Zn” được sử dụng nhằm biểu lộ sự bất lực của giới trẻ một cách nhẹ nhàng và dí dỏm hơn.

Như vậy, Chằm Zn hay Chầm Zn (chằm kẽm) là cách viết khác của từ quen thuộc “trầm cảm”. Đây là từ tiếng lóng mới được rất nhiều các bạn Gen Z sử dụng để thể hiện sự hài hước, châm biếm hoặc bộc lộ sự mệt mỏi của bản thân. Chằm Zn ra đời để giảm bớt sắc thái quá tiêu cực và nặng nề của từ “trầm cảm”.

Chằm Zn bắt nguồn từ đâu?

Theo thông tin từ mạng xã hội Facebook, vào ngày 06/02/2021, bài đăng sớm nhất có xuất hiện từ “chằm Zn” là của trang “Hội những người lười Việt Nam”, với nội dung khá hài hước:“Con chằm Zn lắm, còn chằm Zn lắm mẹ à”. Nội dung trên của bài viết được lấy cảm hứng từ một câu rap trong phần thi của thí sinh đến từ chương trình Rap Việt: “Con mệt mỏi lắm, con mệt mỏi lắm mẹ à.”

Xem Thêm:   Cách Bắt Chuyện Với Crush Siêu Đơn Giản, Đối Phương Mê Mẩn Ngay

Mặc dù được ra đời từ năm 2013, ca khúc này bất ngờ nổi tiếng trở lại sau 7 năm và nhanh chóng xuất hiện tràn ngập trên khắp mạng xã hội Việt Nam nhờ bản cover của ca sĩ Như Hexi.

Một số trường hợp sử dụng cụm từ “Chằm Zn”

Trên các fanpage cộng đồng, hội  dành cho GenZ, hay chỉ cần đọc lướt một tin tức nào đó trên báo chí, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng “Chằm Zn” xuất hiện vô cùng nhiều. Từ những vấn đề nổi cộm, thực sự lớn như gia đình rạn vỡ, bố mẹ ly hôn, bị rơi vào bạo lực học đường tới những chuyện nhỏ bé, cỏn con hơn như crush không để ý ngó ngàng, sếp nhắn tin giao thêm deadline, bố mẹ không cho tiền tiêu vặt… thậm chí có nhiều bạn trẻ còn “Chằm Zn” không rõ lý do!

Để bạn đọc dễ hình dung, dưới đây là một vài ví dụ về cách sử dụng của “chằm Zn”:

– Cảm thấy mệt mỏi sau khi nghe ai đó kể chuyện: Trời đất ơi nghe mày kể xong tao muốn chằm Zn luôn!

– Chưa ôn bài nhưng mai kiểm tra Toán 1 tiết: Chằm Zn!

– Ngồi nghĩ vu vơ rồi tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn: Tự nhiên chằm Zn.

– Không mặc áo mưa thì mây đen ùn ùn kéo đến, trời đổ mưa rào. Mặc áo mưa th trời bắt đầu tạnh rồi khô ráo như sa mạc Sahara. Chằm Zn luôn!

– Crush không thèm rep tin nhắn: Chằm Zn

– Chằm Zn vì cả lớp điểm 8, 9, mình tôi ăn con 7.

– A: Tụ bài tarot tháng này của em nói rằng em sẽ gặp và yêu lại người yêu cũ. Anh ấy sẽ ‘thả thính’ em trong lúc vẫn quen bạn gái hiện tại đó chị ơi.

B: Nghe mà muốn chằm Zn giùm luôn á.

Nói chung, “chằm Zn” được dùng cho trạng thái buồn bã, mệt mỏi, chán nản, không có chút hi vọng nào… chứ không chỉ dừng lại ở định nghĩa trầm cảm vốn có.

Lý do gì đặc biệt khiến Chằm Zn trở nên viral như vậy?

Chằm Zn được rất nhiều fanpage, hội nhóm dành cho thế hệ Gen Z sử dụng như Đài tiếng nói Gen Z, Hội người lười Việt Nam. Cách sử dụng này đã và đang được nhiều bạn trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Sự ủng hộ nồng nhiệt từ cư dân mạng đã khiến các content creator bắt đầu sử dụng cụm từ “chằm Zn” nhiều hơn.

Tuy nhiên, đó không chỉ là câu chuyện đùa, mang tính giải trí, thực tế cho thấy rất nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z thực sự cảm thấy mong manh trước những sức ép đến từ bên ngoài. Biểu hiện không chỉ dừng ở việc khóc lóc, chán chường mọi việc, bị những cơn “panic” (hoảng loạn) rình rập, tấn công, thậm chính ảnh hưởng tới sức khỏe và cả sinh mạng quý giá!

Khi đối mặt với những câu nói đùa như “Chằm Zn quá!”, hay những câu chuyện về sự chán chường, buồn rầu của người trẻ thuộc thế hệ mới, phản ứng của bạn là gì? Rất có thể bạn cho rằng Gen Z đang làm quá lên những mệt mỏi, thất vọng của mình. “Mới có chút chuyện cỏn con mà đã kêu trầm cảm. Thời của tôi, còn nảy sinh nhiều vấn đề hơn thế này mà có ai kêu than trầm cảm gì đâu?”. Chắc chắn bạn đã từng nghe người xung quanh nói câu này, hoặc thậm chí rất có thể, tự bạn cũng đã từng nói ra điều đó?

Xem Thêm:   Ông Kẹ Là Ai? Giải Thích Chi Tiết Nhất Nguồn Gốc Ông Kẹ ( Ông Ba Bị )

Nếu đúng thế, xin hãy chững lại một nhịp để cảm thông. Rất có thể Gen Z chỉ đang kêu ca về vấn đề của bản thân mình 1 cách hơi “over”, nhưng cũng rất nhiều khả năng rằng họ thực sự bị “Chằm Zn”!

Theo cuốn sách Millennials, Gen Z và sức khỏe tâm thần của tập đoàn kiểm toán thuộc top đầu thế giới Deloitte, phần lớn những người lao động thuộc hai thế hệ này thường xuyên bị lo lắng và căng thẳng – những yếu tố thông thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.

Kết quả cả hai cuộc khảo sát được tiếng hành bởi Deloitte ở trước và sau đại dịch Covid-19 đều khẳng định rằng giới trẻ đang rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ bởi những lý do như triển vọng nghề nghiệp, sự ổn định tài chính, chăm sóc sức khỏe, thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không được thể hiện đúng cá tính của mình…

Trong một khảo sát, 9 trên 10 người thuộc Gen Z đã chia sẻ những trải nghiệm khủng hoảng của bản thân họ về thể chất và tinh thần. Millennials và Gen Z là các thế hệ phải gánh chịu những nỗi lo, áp lực tâm lý nặng nề từ mọi phía. Chính vì thế, họ rất dễ lo âu và căng thẳng. Những trạng thái tâm lý mà họ đã trải qua đều là một trong những biểu hiện dễ thấy của bệnh trầm cảm.

Dù không mắc bệnh trầm cảm nhưng Gen Z vẫn sử dụng từ này một cách rộng rãi. Để thể hiện được sự hài hước, dí dỏm của bản thân và giảm bớt sắc thái nặng nề của căn bệnh tâm lý trầm cảm, Gen Z đã sử dụng sáng tạo từ chằm Zn hoặc chằm kẽm.

Giải mã nguyên nhân khiến Gen Z thường xuyên gặp các vấn đề Chằm Zn

  • Được đặt quá nhiều kì vọng:

Thế hệ baby boomer là một trong những thế hệ phải chịu nhiều tổn thương, đả kích vì chiến tranh. Họ sống trong tư tưởng luôn cố gắng và nỗ lực để thoát khoải cảnh đói nghèo, cơ cực. Tư tưởng của thế hệ này khác biệt hoàn toàn với tư tưởng của Gen Z. Gen Z thường bị chi phối bởi những yêu cầu lớn về học tập, công việc, tình yêu và cuộc sống. Bởi quan niệm “thời bố mẹ, anh chị không có bất cứ cái gì còn có thể làm được, giờ con đủ đầy, được trang bị không thiếu thứ gì, lẽ nào không thành công rực rỡ hơn lớp trước?”. Chính vì thế, bố mẹ baby boomer sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng lên đôi vai người con Gen Z.

  • Gen Z được chứng minh là thế hệ cô đơn nhất:

Một khảo sát năm 2018 đã khẳng định, dù các phương tiện mạng xã hội quá dày đặc, GenZ vẫn được chứng minh là thế hệ cô đơn nhất, thậm chí bị chấm điểm max, cao nhất trên thang UCLA Loneliness Scale – một thước đo chuẩn mực về độ cô đơn được phát triển từ năm 1978. Từ 2009 – 2017, theo một nghiên cứu công bố trên Journal of Abnormal Psychology, tỷ lệ trầm cảm của người trẻ ở độ tuổi 14 – 17 tăng tới 60%. Gen Z nằm trong độ tuổi 18 – 21 cũng không khá hơn khi thường xuyên rơi vào trạng thái stress, buồn chán, tuyệt vọng (58%), mất đi sự hứng thú, nguồn động lực và năng lượng tích cực (55%), căng thẳng (54%).

Xem Thêm:   10+ Cách Quay Lại Với Người Yêu Cũ Nhanh Nhất - Nhẹ Nhàng, Ấm Áp

  • Thường xuyên sử dụng mạng xã hội:

MXH phát triển kéo theo GenZ cũng bị áp lực gấp bội. Xung quanh có quá nhiều người đẹp, quá nhiều người giỏi giang thành công, cuộc đời họ như được trải hoa hồng. TRỪ TÔI! Họ như những người ở bên lề cuộc sống, dù rất có thể, chính những gương mặt tươi cười, rạng rỡ trên mạng xã hội kia chỉ là lớp mặt nạ, họ cũng từng bị những cơn hoảng loạn, lắng lo tấn công mỗi khi đêm về (nhưng dĩ nhiên là người ta hiếm khi thể hiện mặt tiêu cực này trên mạng xã hội mà!

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu trên thế giới, trầm cảm là căn bệnh có khả năng lan tỏa năng lượng xấu cho những người xung quanh. Những người bị mắc chứng lo âu quá mức hoặc đang bị căn bệnh trầm cảm hành hạ, khi dùng mạng xã hội sẽ có xu hướng đăng những status, story, bài đăng tiêu cực. Ngoài ra, sự ra đời của nhiều hội nhóm, fanpage chuyên “bóc phốt” thực tế xã hội phũ phàng cũng khiến Gen Z trở nên dễ lo lắng, căng thẳng.

Đừng để đến mức đó mới quan tâm tới vấn đề trầm cảm ở Gen Z. Đừng nghĩ rằng “Chằm Zn” chỉ là một câu đùa vui, hài hước, trào phúng trong cuộc nói chuyện bâng quơ ở Circle K. Phía sau đó, có thể là những tâm hồn cô đơn, vô định, cần được lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu!

  • Sự mơ hồ về tương lai của bản thân:

Chưa bao giờ tương lai lại mơ hồ, có vẻ khó đoán định hơn lúc này. Một phần cuộc sống của bạn đang bị chết, không hoạt động. Phần cuộc sống của bạn mà tôi đang đề cập đến chính là bất cứ nơi nào mà sự không hài lòng, mất niềm tin và nghi ngờ đang chi phối bạn, khiến bạn quay cuồng, cảm thấy không mãn nguyện với bất cứ điều gì bạn có hoặc bị mắc kẹt, bị giam mình trong sự nghi ngờ về những gì bạn nên làm và sẽ làm. Càng nhiều sự không chắc chắn về con đường tương lai phía trước, tâm lý sợ hãi của Gen Z càng trở nên lớn hơn.

Sử dụng ngôn ngữ gây cười như “chằm Zn” để nói về những nỗi âu lo, băn khoăn của mình cũng là một cách để giải tỏa nỗi lòng. Vậy nên dùng cụm từ này trong những câu chuyện kể về cuộc sống của mình cũng như một cách hữu hiệu để Gen Z giải tỏa những vấn đề đang đè nặng trong lòng.

Mặc dù nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo các bạn trẻ, từ lóng này nên được tiết chế, cân nhắc và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tránh gây hiểu lầm, sự khó chịu, tạo cái nhìn thiếu nghiêm túc, đứng đắn về chứng trầm cảm – căn bệnh vốn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết đúng mực của xã hội.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải mã Chằm Zn là gì cũng như nêu lên những nguyên do khiến cụm từ này được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội suốt thời gian qua. Dù mang tính hài hước, giải trí nhưng chúng ta hãy cố gắng cải thiện cuộc sống cũng như các vấn đề về tâm lý để sử dụng từ Chằm Zn càng ít càng tốt nhé!