Thời gian gần đây, nếu chịu khó lướt mạng xã hội hoặc đọc những comment (bình luận) dưới các bài đăng, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp cụm từ “mãi mận”. Nhưng Mãi mận là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy thì hãy cùng z2k.info tìm hiểu “mãi mận” – một trong những từ mới xuất hiện trong từ điển gen Z qua bài viết dưới đây nhé!

Ngôn ngữ của gen Z là gì?

Nếu thế hệ 8x, 9x nổi tiếng với teencode thì thế hệ Z (Gen Z) cũng sở hữu một loại ngôn ngữ của riêng họ. Trong kho tàng từ vựng mới mẻ của Gen Z, bạn có thể sẽ bắt gặp những từ khó hiểu, lạ lẫm đến mức “chằm zn” và “khum” thể hiểu nổi chúng có nghĩa là gì.

Ngôn ngữ Gen Z tất nhiên không phải là một loại ngôn ngữ chính thức như Tiếng Việt chúng ta đang dùng. Nó đơn giản chỉ là một sáng tạo, một phút “nổi hứng” của các bạn trẻ thuộc thế hệ Z với mục đích tạo tiếng cười, giải trí, giúp giao tiếp qua mạng thoải mái, nhanh gọn, và thể hiện được nét cá tính của riêng họ.

Trường từ vựng nằm trong ngôn ngữ Gen Z có thể bao gồm những từ tiếng Việt nguyên gốc được biến tấu hoặc là từ nói lái, rút gọn. Bên cạnh đó, cũng có những từ mới được bắt nguồn từ các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Tiktok hay Facebook. Những phát ngôn của người nổi tiếng nào đó cũng có thể trở nên “viral”, được sử dụng rộng rãi và được thêm vào từ điển Gen Z.

Ví dụ, từ “không” được Gen Z biến tấu thành “khum” – một từ được cho rằng mang sắc thái dễ thương, đáng yêu hơn.

Hay những câu nói hài hước, dí dỏm của Tiktoker Triển Chill dạo gần đây đã nhanh chóng trở thành trend và được rất nhiều gen Z hưởng ứng. Cụ thể, trong một video nói về sự khác biệt về cách tỏ tình giữa các thế hệ, thay vì e thẹn, bẽn lẽn như thế hệ ông bà ta lúc trước, Gen Z của chúng ta sẽ mạnh dạn thổ lộ rằng:“Vì mình quá thích cậu rồi, phải làm sao phải làm sao?”

Và “mãi mận” chính là một trong những cụm từ đang nổi rần rần trên mạng xã hội dạo gần đây.

Xem Thêm:   Rich Kid Là Gì? Những Dấu Hiệu Nhận Diện Rich Kid Chính Hiệu

Mãi mận là gì?

Nếu ai không biết thì sẽ chẳng thể hiểu nổi cụm từ này có nghĩa là gì, bởi mận vốn dĩ là một loại quả, ghép thêm từ “mãi” thì có nghĩa gì nhỉ? Thực chất, với từ điển của GenZ, trong cụm từ mãi mận, mận chính là cách nói lái của mặn trong mặn mòi, mặn mà.

Nó ám chỉ đến những người có khiếu ăn nói – nói chuyện hài hước vui vẻ và đặc biệt là lúc cần mặn thì họ sẽ biết cách mặn mà lúc cần đậm đà thì họ sẽ biết cách đậm đà. Họ là người biết dìu dắt, lèo lái câu chuyện khiến người nghe có cảm giác như được rót mật vào tai vậy. Do đó, nhiều người không khỏi thích thú vì mỗi khi có họ là sẽ có cả những tiếng cười. Từ này thì khá quen thuộc, gần gũi với nhiều bạn trẻ nên bạn có thể sử dụng một cách dễ dàng như trong câu ví dụ “Hôm nay anh nói chuyện mận quá”.

Mãi mận vì thế có thể được hiểu là mãi “mặn mà”, được sử dụng để miêu tả vẻ bề ngoài của một người nào đó hay tính chất, trạng thái của một sự vật hiện tượng. Đôi khi cũng được sử dụng như một lời cảm thán, dùng để khen ngợi đối phương về ngoại hình ưa nhìn, tính cách hài hước hoặc đơn giản chỉ để bày tỏ, cảm thán trước một sự việc, hành động đáng ngưỡng mộ.

Không rõ cá nhân nào là người đầu tiên “mở đường”, sáng tạo nên thuật ngữ này, song “mãi mận” trở nên nổi tiếng và phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều người tỏ ra vô cùng thích thú với cách cảm thán này bởi “mận” vốn là một loại trái cây phổ biến, gần gũi trong đời sống.

“Mãi mận” được sử dụng như thế nào?

Nếu là một người thường xuyên lướt mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cụm từ này được sử dụng trong nhiều trường hợp như “otp mãi mận”, “idol mãi mận”. Đây là hai cách nói phổ biến nhất về các idol và cặp đôi của Kpop.

Đôi khi cụm từ này còn được sử dụng để bày tỏ sự khen ngợi về tài năng hay thành tích của một ai đó. Ví dụ, ca khúc nổi tiếng Spring Day của nhóm nhạc đình đám BTS chưa từng bị rút khỏi bảng xếp hạng âm nhạc Melon của Hàn Quốc trong suốt 5 năm qua, một bạn fan đã thốt lên:“Spring Day mãi mận”.

Xem Thêm:   Xe Thô Sơ Là Gì? Điều Kiện & Chế Tài Với Xe Thô Sơ Chi Tiết

“OTP mãi mận” là gì?

Như đã đề cập phía trên, cụm từ “mãi mận” được sử dụng nhiều nhất khi nói “OTP mãi mận”. Vậy OTP mãi mận nghĩa là gì nhỉ?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu OTP là gì? OTP không chỉ đơn thuần là mật khẩu trong giao dịch ngân hàng như chúng ta vẫn biết, nó còn mang ý nghĩa khác trong cộng đồng gen Z.

OTP vốn được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “One time password”, có nghĩa là mật khẩu chỉ sử dụng một lần. OTP thường được sử dụng để làm bảo mật hai lớp khi thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng. Ngoài ra còn dùng khi giao dịch xác minh đăng nhập các tài khoản cùng lúc nhằm giúp giảm thiểu, ngăn chặn những rủi ro bị lộ mật khẩu hoặc bị tấn công khi hacker xâm nhập.

Tuy nhiên, cụm từ này có cách hiểu khác đối với thế hệ Z, đặc biệt là fan Kbiz. Theo đó, OTP lại là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “One true pairing”, có nghĩa tương tự như từ quen thuộc trước đó “ship” (đẩy thuyền). Ship hoặc OTP dùng để nói về sự kết hợp giữa hai người đẹp đôi thành một cặp được mọi người ngưỡng mộ, yêu thích. Đối với fan Kpop, đây còn là cụm từ thông dụng chỉ việc kết hợp các thành viên một nhóm nhạc này với thành viên của nhóm nhạc khác. Ví dụ, trong nhóm nhạc nam EXO có một số thành viên được fan ghép cặp, đẩy thuyền như Chanyeol – Baek Hyun. Điều này sẽ được viết tắt là OTP Chan – Baek.

Bên cạnh đó, nhiều fan hâm mộ còn sử dụng từ viết tắt OT (One True) đi kèm với số lượng thành viên của nhóm để thể hiện sự ngưỡng mộ, yêu thích đối với tất cả hoặc một số thành viên nào đó trong nhóm nhạc ấy. Nếu yêu thích tất cả các thành viên trong nhóm thì sẽ viết: Tên nhóm + OT + số lượng thành viên. Ví dụ, để thể hiện sự yêu thích với tất cả 7 thành viên của nhóm nhạc BTS, các fan sẽ gọi nhóm này là BTS OT7.

Nhưng nếu bạn chỉ yêu thích một số thành viên thì sẽ viết: Tên nhóm + OT + Số thành viên bạn thích + Tên thành viên mà bạn không thích. Ví dụ, một bộ phận fan hâm mộ không thích sự xuất hiện của Jimin thì họ sẽ gọi là BTS OT6 Jimin.

Xem Thêm:   Đào Hoa Là Gì? Cách Nhận Biết Chàng Trai Đào Hoa Chuẩn Nhất

Trái ngược với OTP là NOTP (Not OTP), có nghĩa là nhất quyết không mong muốn cặp đôi nào đó thành đôi, là “lật thuyền” chứ không phải “đẩy thuyền”.

Các câu nói gắn với cụm từ OTP thường được giới trẻ dùng đó là:

  • OTP mãi real: ý chỉ cặp đôi tin đồn nào đó được tin là có mối quan hệ thật ngoài đời.
  • OTP mãi mận: ý chỉ cặp nào đó quá đẹp, quá mặn mà. Đây còn là cách để fan khen ngợi tài năng, thành tích của ai đó.

Chẳng hạn trong bô phim Hospital Playlist – drama Hàn Quốc đang chiếm sóng trong thời gian gần đây, cặp đôi Khu Vườn Mùa Đông (Gyeo UI và Jeong Won) là OTP của nhiều khán giả xem phim. Còn trong giới Kpop, Chanyeol – Baekhyun hay V-Jung Kook là 2 trong số nhiều OTP được các fan ủng hộ, “đẩy thuyền” hết mình.

Những biến thể của “mãi mận”

Xuất phát từ “mãi mận”, một số cụm từ khác được “khai sinh” với hàm ý tương tự, tiêu biểu như “mãi mận vải” hay “mãi mận xoài cóc ổi”. Chúng cũng đều là sự kết hợp của tên các loại trái cây, chủ yếu là trái cây ăn vặt dân giã.

“Mãi mận” đã chứng minh phần nào được rằng teencode của Gen Z gần như không có mẫu số chung cụ thể.

Các từ ngữ được vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng cách biến tấu, thậm chí không có bất cứ một quy luật nào nhất định, từ nói ngọng, nói trại hoặc cách phát âm của ngoại ngữ Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Gen Z quả thật là một thế hệ đầy ắp sự sáng tạo. Chỉ từ những clip, video rất đỗi bình thường trên mạng xã hội cũng có thể biến tấu và tạo ra nhiều khẩu ngữ, trào lưu độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, cư dân mạng vẫn mong ngôn ngữ Việt Nam được giữ nguyên vẹn, đẹp đẽ, phong phú và được sáng tạo một cách phù hợp. Những cụm từ trên chỉ nên được xuất hiện như một trào lưu tự phát ngắn hạn, không làm ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc.

Thông qua bài viết trên, có lẽ bạn cũng đã hiểu được Mãi mận là gì và có thể sử dụng cụm từ thú vị này trong trường hợp nào. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của z2k.info để cập nhật thêm những từ mới trong cộng đồng mạng nhé!