Trong 95 năm tuổi đời, với hơn 60 năm tuổi nghề và khoảng hơn 160 đầu sách đã được xuất bản, cho đến nay, có thể nói Tô Hoài là một trong số ít những nhà văn hiện đại Việt có thể đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác như vậy. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Tô Hoài là ai, và tóm lược tiểu sử, cuộc đời của nhà văn này đến bạn đọc. 

Vài Nét Về Tô Hoài 

Tên tuổi và quê quán

Nhà văn Tô Hoài có  tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh ngày 27/9/1920 tại quê ngoại thuộc làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (hiện nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Ông được sinh ra và nuôi lớn trong một gia đình thợ thủ công. Đây là nơi nhà văn đã sinh sống và gắn bó những năm tháng ấu thơ của mình cho đến khi  trưởng thành.

Tô Hoài - người sinh ra để viết - Tuổi Trẻ Online

Bút danh của Tô Hoài lấy cảm hứng từ hai địa danh nổi tiếng mà ông gắn bó cả tuổi thơ cùng những năm trai trẻ là Phủ Hoài Đức – sông Tô Lịch. Tô Hoài không chỉ là bút danh duy nhất của ông, ông còn sử dụng thêm nhiều bút danh khác chẳng hạn như Mai Trang, Vũ Đột Kích,Thái Yên, Hồng Hoa, Mắt Biển, Phạm Hòa.

Cuộc đời và sự nghiệp

Vào thời niên thiếu, ông sống rất khó khăn cực khổ, nhưng nhờ vào tính cần cù và chịu khó ông đã tự thử sức với rất nhiều ngành nghề khác nhau để tự chu cấp cho cuộc sống của mình, chẳng hạn như dạy trẻ, bán hàng, thợ thủ công dệt lụa, hay kế toán,… cũng có những thời điểm ông không có việc làm.

Nhớ bác Tô Hoài

Thời điểm năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, bắt đầu gia nhập  các phong trào kháng chiến chống lại thực dân Pháp . Từ khoảng thời gian này, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và văn hoá văn nghệ và ông đã đạt rất nhiều thành tựu xuất sắc.

Từ năm 1945 trở đi, Tô Hoài trở thành Chủ nhiệm của báo “Cứu quốc” và là một trong số những nhà văn đầu tiên tiến vào miền Nam để tham dự một số chiến dịch được thực hiện ở mặt trận phía Nam. Ông được kết nạp vào Đảng năm 1946.

Tô Hoài - Wikipedia

Đến giai đoạn năm 1950, ông trở về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 – 1980,nhà văn Tô Hoài được bổ nhiệm nắm giữ  nhiều chức vụ khác nhau tại Hội Nhà văn chẳng hạn như : ủy viên Đảng Đoàn, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi, Phó Tổng thư ký, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.

Từ năm 1954 trở về sau, Tô Hoài bắt đầu tập trung vào sự nghiệp nghệ thuật của mình, và ông nhanh chóng gặt hái nhiều thành công và được nhiều người yêu mến.

Những tác phẩm đầu tay của Tô Hoài được đăng tại Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy đã nhanh chóng được người đọc thời điểm này chú ý.

Tô Hoài đã sớm khẳng định được tên tuổi của mình nhờ vào một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: “Con dế mèn”, tác phẩm sau này được ông bổ sung thêm và đổi tên thành “Dế Mèn phiêu lưu ký”, hay tác phẩm “Quê người”, “O chuột”, “Trăng thề”, “Nhà nghèo”…

Tô Hoài, nhà văn của mọi lứa tuổi

Từ những tác phẩm trên, độc giả nhận thấy sức sáng tạo dồi dào và tài năng của cây bút trẻ với hai chủ đề chính là truyện viết về loài vật và truyện viết về làng ven đô trong bối cảnh đói nghèo.

Có lẽ rằng, từ trước đến nay, trong nền văn học Việt Nam chưa có bất kỳ nhà văn nào viết về loài vật nhiều và đặc sắc giống như Tô Hoài. Những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài  như: “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “O chuột” , “Tuổi trẻ”, “Một cuộc bể dâu”,… đã khắc họa những thế giới loài vật thật độc đáo và gợi lên nhiều liên tưởng về những vấn đề trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những tác phẩm truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về những cảnh đời lầm than cũng được Tô Hoài  miêu tả chân thực và sinh động.

Xem Thêm:   Tự Nhiên Thấy Yêu Đời Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không

Cuộc sống bần cùng bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, phiêu bạt lang thang tại nơi đất khách quê người, những thợ thủ công bị phá sản, đã hiện lên chân thực qua từng trang sách cùng với niềm cảm thông chân thành của ông.

Những bà lão Vối (Mẹ già), Hương Cay (Khách nợ), chị Hối (Ông cúm bà co), gia đình anh Hối (Buổi chiều ở trong nhà)… là những nhân vật với cảnh đời cơ cực, khiến người đọc mang nhiều trăn trở về hiện thực đầy bất hạnh.

Tô Hoài: Cây đại thụ của nền văn học Việt Nam - Revelogue

Sau giai đoạn năm 1945, Tô Hoài có chuyển biến trong tư duy sáng tác. Ông nhanh chóng nhìn và thấu hiểu hiện thực cuộc sống để  sáng tạo nên  thành công cho nhiều tác phẩm có giá trị trong nhiều thể loại loại khác nhau. Bước tiến chuyển trong sáng tác của ông được thể hiện rõ ở cả trong chủ đề và đề tài.

Nhà văn Tô Hoài không hạn chế nội dung hay đối tượng được phản ánh chỉ ở trong phạm vi của một vùng quê nghèo ở ngoại thành Hà Nội, nơi mà ông đã gắn bó như trước, thay vào đó ông còn hướng đến những không gian rộng lớn, với cuộc sống của nhiều tầng lớp người, nhiều vùng đất khác nhau.

Ông sáng tác về miền núi, với các tác phẩm như “Núi Cứu quốc”, “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Tô Hoài viết về những người anh hùng dân tộc thiểu số  dũng cảm, thủy chung son sắt, những người hiến dâng cả cuộc đời mình cho quê hương, chẳng hạn như “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”,  “Giàng A Thào”, “Kim Đồng”, “Vừ A Dính”…

Sau này, các tác phẩm của ông vẫn hướng về xã hội bối cảnh trước 1945 với những cách nhìn, sự suy ngẫm sâu sắc hơn. Tô Hoài  viết “Mười năm”, với những nhận thức từ chỗ đứng của cuộc sống hiện tại nhiều thay đổi có những  ý nghĩa lớn đối với đời sống dân tộc.

Chuyện cũ Hà Nội | Tải Sách Miễn Phí, Đọc Sách Online

Vẫn với mạch sáng tác hoài niệm ấy, qua những tác phẩm như “Quê nhà”, “Chuyện cũ Hà Nội”, “Những ngõ phố, người đường phố”… ông cho độc giả thấy vốn sống, các nguồn tư liệu, cũng như nguồn cảm hứng để sáng tác của mình về Hà Nội là vô cùng phong phú và đa dạng.

Từ các tác phẩm về Hà Nội, người đọc sẽ hiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, hay hiểu được tên gọi phố phường, những con người Hà Nội đã trải dài suốt thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường, trong thời điểm chiến tranh và trong hòa bình.

Phong cách nghệ thuật

Sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài lẫn thể loại: từ miền xuôi đến miền núi, truyện đồng thoại đến kịch bản phim, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận…

 Ở bất kì đề tài và thể loại nào, Tô Hoài cũng ghi lại những dấu ấn riêng và rõ nét. Ông là một cây bút văn xuôi luôn sắc sảo và đa dạng và ông  luôn thể hiện đầy đủ những bản lĩnh của người cầm bút…

eBook Tuyển Tập Tô Hoài full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết - Hồi ký - Truyện ngắn] - DTV eBook - Thư Viện Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí

Vũ Ngọc Phan, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại  đã xếp: “Các Tiểu thuyết của Tô Hoài… thuộc loại tả chân, có khuynh hướng về xã hội”. Ngay ở những tác phẩm giai đoạn này, Tô Hoài đã bộc lộ được nét riêng và độc đáo trong cách nhìn nhận và giọng điệu văn chương.

Khả năng quan sát và cái nhìn hiện thực rất tinh tế sắc sảo của Tô Hoài là  yếu tố nổi trội  và nó thuộc năng khiếu bẩm sinh của ông. Yếu tố này là cốt lõi trong phong cách nghệ thuật Tô Hoài  bởi chính nhờ năng khiếu này đã đem đến chất liệu hiện thực chất riêng trong các sáng tác của Tô Hoài.

Những “Đứa Con Tinh Thần” Nổi Tiếng Của Tô Hoài

Dế Mèn Phiêu Lưu Ký 

Trong số những tác phẩm tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của Tô Hoài, truyện ngắn “Dế mèn phiêu lưu ký”, tác phẩm được sáng tác năm 1942 là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Đây là tác phẩm văn xuôi đặc sắc kể về những loài vật  dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Dế mèn phiêu lưu ký đã được tái bản nhiều lần, ngoài ra còn được dịch và xuất bản ở một số quốc gia trên thế giới.

Dế mèn phiêu lưu ký - P652833 | Sàn thương mại điện tử của khách hàng Viettelpost

Trong truyện ngắn “Dế mèn phiêu lưu ký”, Tô Hoài đã khẳng định được khả năng nắm bắt tâm lý nhân vật của mình, ông lột tả rõ nét tính cách cũng như đời sống riêng của từng nhân vật, rồi từ đó ông bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh xã hội, về khát vọng của những người lao động, về một cuộc sống hòa bình,đoàn kết và yên vui.

Xem Thêm:   Goodgirl Là Như Thế Nào? Làm Sao Để Goodgirl Luôn May Mắn

Tác phẩm đã khắc họa cực kỳ thành công thế giới của loài vật sinh động và tràn đầy yêu thương nhờ vào hình ảnh chú Dế Mèn, từ khi còn bồng bột nông nổi cho đến khi trưởng thành; tình bạn gắn bó của Dế Mèn, Dế Trũi, chị Cào Cào ồn ào duyên dáng, Xiến Tóc trầm lặng, Cóc huênh hoang hay Bọ Ngựa kiêu căng…

Công diễn nhạc kịch “Dế mèn phiêu lưu ký”

Nhờ vào nội dung và ý nghĩa sâu sắc câu chuyện đem lại, “Dế mèn phiêu lưu ký” quả thực mang giá trị lâu bền trong cuộc sống tinh thần của không chỉ ở lứa tuổi trẻ em, mà còn của những ai đã trưởng thành và trải qua thăng trầm cuộc sống.

Ngoài xuất bản truyện chữ, tác phẩm này còn được tác giả xuất bản dưới dạng truyện tranh, nhờ vậy mà  thu hút được sự quan tâm và nhiều đón nhận của các độc giả ở mọi lứa tuổi.

Vợ Chồng A Phủ

Là một trong những tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm hay nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết vào năm 1952.

Hai nhân vật chính trong truyện là A Phủ và Mỵ – một đôi nam nữ thanh niên số phận nghèo bị thống lý Pá Tra, một chúa đất cấu kết với Pháp, áp bức và bóc lột đến cùng cực. Pá Tra bắt Mị về làm vợ lẽ cho con trai mình để cô trả nợ thay cha, và bắt A Phủ đến lao động không công suốt đời để trả nợ.

Khi A Phủ bị hắn trói vì tội đánh mất trâu, bị đánh sắp chết đau, chết đói, chết rét, Mị đã quyết định cắt dây trói cứu thoát anh. Hai người cùng nhau trốn đến Phiềng Sa rồi kết thành vợ chồng. Sau này, nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, A Phủ và Mỵ đã đấu tranh để tự giải phóng cho bản thân, cùng người dân xây dựng nên một cuộc đời ấm no và hạnh phúc.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Nhờ có những ý nghĩa nhân văn cực kỳ sâu sắc cùng với đó là đề tài dân tộc độc đáo, Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể thành phim vào năm 1961, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Mai Lộc. Bộ phim đã đạt được giải thưởng Bông sen bạc trong lễ trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Trường THPT Trịnh Hoài Đức

Tác phẩm từng giúp Tô Hoài đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và đã được đưa lên màn ảnh nhỏ, trở thành một trong những bộ phim kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Chuyện Cũ Hà Nội

“Chuyện cũ Hà Nội” là tập ký sự của Tô Hoài, tác phẩm kể về những câu chuyện gắn liền với những con người, cảnh vật và phố phường Hà Nội ngày xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB

Một điều khiến cho tập ký sự này trở nên hấp dẫn là do bởi những câu chuyện, những con người trong cuốn sách đều hoàn toàn có thật, điều này tạo nên một Hà Nội thân thuộc, đầy sức sống trong một giai đoạn lịch sử.

Đọc tác phẩm này, độc giả được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội hay dù là đến từ miền đất nào thì đều cảm được nét tinh khôi, dịu dàng trong trẻo của một Hà thành xưa cũ.

Chuyện cũ Hà Nội: Cuốn sách của những người yêu Hà Nội

Trong tác phẩm, những hiểu biết của Tô Hoài về Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc rất phong phú, đặc biệt đó là những  quan sát tinh tế, lối văn chương hóm hỉnh, các mẩu chuyện trong tác phẩm giống như một bức ký hoạ về một con người, một hoàn cảnh… khiến cho người đọc rung cảm vì tình cảm chân thành, nhân hậu.

Hà Nội trong tác phẩm là một Hà Nội của một thời rất xa, một Hà Nội với những con người có một nếp sống khác hẳn thời bây giờ.

Giọng văn của nhà văn Tô Hoài thật rất tự nhiên, có chút trào phúng nhẹ nhàng, và đặc biệt nhà văn còn thể hiện một óc quan sát cực kỳ tinh tế, đã đẩy những câu chuyện sống động  về tuổi thơ và tuổi trẻ trong bối cảnh xã hội thời Pháp thuộc đầy lạ lẫm với những người trẻ bây giờ.

Truyện Tây Bắc

Cũng là đề tài về núi rừng Tây Bắc, Truyện Tây Bắc của tác giả Tô Hoài là kể về những người dân miền đất Tây Bắc chân chất, hiền lành nhưng vô cũng kiên trung và bất khuất, họ sẵn sàng đứng lên, đáp lại lời kêu gọi của tổ quốc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Xem Thêm:   Crackship Là Gì? Cẩm Nang Thuật Ngữ “Đẩy Thuyền” Cho Nàng Fangirl

Sách lịch sử và giáo dục truyền thống mừng Tết độc lập 2/9 | VOV.VN

Đọc tác phẩm Truyện Tây Bắc, chúng ta sẽ có cảm tưởng đó như là một bản cáo trạng, nhưng cũng như là một khúc tình ca: cáo trạng lên án phong kiến miền núi và thực dân, nhưng tình ca để ngợi khen cảnh đẹp, tập quán và tinh thần cách mạng, cũng như quan hệ giữa những người dân Tây Bắc.Tác phẩm được viết với một bút pháp trữ tình, nồng đượm và nên thơ.

Trong  tập Truyện Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa một cách chân thật, sinh động nhất những nỗi đau thương và nỗi khổ nhục của người dân miền núi dưới chế độ áp bức nặng nề của thực dân phong kiến.

Đồng thời từ đó, ông cũng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc thiểu số miền núi, và lý giải thành công về con đường tất yếu mà họ phải tìm đến nếu muốn thoát khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức.

Tập Truyện Tây Bắc gồm có ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ. Vào năm 2020, tập sách Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài tiếp tục được tái bản nhằm giúp học sinh có được  hiểu biết về giá trị của văn học nước nhà, đồng thời đây cũng là cơ hội để độc giả tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo về vùng đất Tây Bắc.

Cát Bụi Chân Ai

Được ra đời năm 1992, tác phẩm “Cát bụi chân ai” là cuốn ký đầy tâm huyết của Tô Hoài. Trong tác phẩm, ông đã khắc họa được hình ảnh của những vă nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng,…

Điểm hấp dẫn trong  tác phẩm này là Tô Hoài đã đi sâu vào đời sống cá nhân của các nhà văn, nhà thơ, đưa  hình ảnh của họ trở nên thật bình dị, gần gũi nhất qua ngòi bút của Tô Hoài.

Tô Hoài: Cây đại thụ của nền văn học Việt Nam - Revelogue

Nhà văn đã khắc họa thành công hình tượng các Nguyên Hồng, Nguyễn Bính,Nguyễn Tuân,… qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt, Tô Hoài không tô vẽ cầu kỳ, hay thiêng liêng hóa hình tượng tác giả Nguyễn Tuân nhưng chân dung tác giả ấy không vì thế mà mất đi vẻ ấn tượng.

Ông chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân vào giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại trở về một thời rất xa, và cứ thế, cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết hiện lên thật sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất kể từ sau năm 1945 tới nay…

Với nhà văn Tô Hoài, những gì ở cuộc sống thực, những gì mà ông chứng kiến và trải qua đều được trở thành những chi tiết thật sống động trong tác phẩm này. Chính nhờ vào điều ấy, người đọc đã có thêm thật nhiều những hiểu biết thú vị về những con người tài hoa của dân tộc trong cuộc sống đời thường ra sao.

Một Số Lời Phê Bình Văn Học 

Vương Trí Nhàn, một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và đồng thời là nhà phê bình văn học, đã từng nói rằng, Tô Hoài là  một nhà văn vừa vào nghề soát lại vừa kéo dài tuổi nghề – một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt. Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có một giọng điệu riêng biệt cũng như một cách nói riêng và sáng tạo độc đáo.

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn và giấc mơ về những 'ông trùm xuất bản' - Tác giả

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam đã từng nhận định rằng, riêng về Hà Nội, Tô Hoài có thể nói là một cây bút cự phách.

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Nghề văn là nghề “giời đày” - Văn Học Sài Gòn

Cùng với các tác giả như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam,… nhà văn Tô Hoài đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc bởi câu chữ của ông không những thể hiện được nét văn hóa và phong tục tập quán mà còn thể hiện được “cái hồn” của người dân Hà Nội.

Không chỉ là Hà Nội hôm nay, mà là cả Hà Nội của những ngày xưa cũ đều được Tô Hoài quan tâm thể hiện.

Bài viết trên đây là tổng hợp cho bạn đọc về Tô Hoài là ai, và tiểu sử cuộc đời, cũng như sự nghiệp văn chương của tác giả này. Qua bài viết trên, hy vọng độc giả sẽ nắm bắt được cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn tài năng này và tìm cho mình một tác phẩm hay để đọc và thấu hiểu phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.