Nếu là một người yêu thích thiên văn học, có lẽ bạn biết hoặc từng nghe đến Sao thiên lang, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, với độ sáng sáng cao gấp 2 lần so với Canopus, ngôi sao đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những ngôi sao sáng nhất.

Vậy Sao thiên lang còn có tên gọi là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh ngôi sao sáng này nhé.

Giới Thiệu Về Sao Thiên Lang

Tên gọi

Sao thiên lang hay còn được gọi là Thiên Lang tinh, có tên tiếng Anh là Sirius. Đây là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến bằng -1,47, sáng gần gấp hai lần so với sao Canopus, ngôi sao sáng thứ hai.

Sao Thiên Lang Và Sự Trùng Hợp Về Nền Văn Minh Cổ Đại

Cái tên Sirius được lấy từ tiếng Hi Lạp cổ Σείριος. Tên theo chuẩn Bayer là α Canis Majoris (α CMa, hoặc Alpha Canis Majoris). Khi nhìn bằng mắt thường thì nó là một ngôi sao đơn lẻ nhưng thực chất đó là một hệ sao nhị phân, gồm có một ngôi sao trắng dãy chính có loại quang phổ A1V,có tên là Sirius A, và cùng với bạn đồng hành là sao lùn trắng mờ có loại quang phổ DA2, mang tên Sirius B.

Vị trí

Sao Sirius sáng rực trên bầu trời là bởi vì do bản thân nó là một ngôi sao rất sáng và nó khá gần với Trái đất. Với khoảng cách 2,6 parsec ( tương đương 8,6 năm ánh sáng), hệ Sirius là một trong những người hàng xóm gần với hành tinh của chúng ta nhất.

Sirius A nặng khoảng gấp hai lần Mặt trời và với độ sáng tuyệt đối là 1,42. Nó có độ sáng gấp hai lần Mặt trời tuy nhiên vẫn còn mờ hơn rất nhiều so với những ngôi sao sáng khác như Canopus hay Rigel. Hệ sao này đã có tuổi khoảng 200 đến 300 triệu năm.

No photo description available.

Cách đây khoảng 120 triệu năm, ngôi sao nặng hơn là Sirius B, tuy nhiên đã cạn kiệt nhiên liệu và trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ, sau đó nó đã bắn ra lớp ngoài của mình và suy sụp và trở thành một ngôi sao lùn trắng như hiện tại.

Thông thường thì Sirius còn được biết đến với cái tên khác là “Dog Star” (sao con chó), bởi vì nó nằm trong chòm sao Canis Major (Con Chó Lớn). Ngoài Mặt trời thì nó nằm trong các truyện cổ tích và phong tục của các quốc gia nhiều hơn hẳn so với những ngôi sao khác.

Khi Sirius bắt đầu xuất hiện trên bầu trời đêm thì đó cũng là lúc mùa nước lũ của sông Nile ở Ai Cập cổ đại và đó là “Ngày Con Chó” trong mùa hè ở Hy Lạp cổ. Những người ở quần đảo Polynesia đánh dấu đó là ngày của mùa đông và đó là một ngày quan trọng dành cho ngành hàng hải ở Thái Bình Dương.

Xem Thêm:   Trả Treo Là Gì? Nên Làm Gì Khi Con Trả Treo?

Những người bạn đồng hành

Alvan Graham Clark, một nhà làm kính viễn vọng và thiên văn học người Mỹ là người đầu tiên quan sát thấy người bạn đồng hành mờ nhạt này, hiện nay nó có tên Sirius B, hay “Con Cún”. Sirius B là ngôi sao có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Từ 1894, đã có những quan sát thấy được các xáo động trong quỹ đạo biểu kiến của hệ Sirius thể hiện rằng vẫn còn một người bạn đồng hành rất nhỏ bé thứ ba nữa, thế nhưng đến giờ vẫn chưa ai phát hiện ra nó.

Tìm hiểu về ngôi sao Thiên Lang (Sirius) - KhoaHoc.tv

Vị trí phù hợp nhất cho những dữ liệu đo đạc được là nó phải quay quanh Sirius A với chu kỳ là sáu năm và có khối lượng chỉ bằng 0,06 so với khối lượng Mặt trời. Độ sáng của ngôi sao này mờ hơn ngôi sao lùn trắng Sirius B mười lần, chính vì vậy nên rất khó để phát hiện ra nó. Các quan sát gần đây đã liên tục thất bại trong việc xác nhận được sự tồn tại của nhân vật thứ ba này, tuy nhiên nó vẫn không thể đẩy lùi được khả năng tồn tại và có khoảng cách đủ gần so với hệ Sirius để có thể quan sát được nó. Những năm 1920 đã có những quan sát cho thấy rằng khả năng “ngôi sao thứ ba” này là một trong những thiên thể trong nền sao.

No photo description available.

Năm 1915, Walter Sydney Adams đã sử dụng một kính phản xạ 1,5 met ở đài quan sát Mount Wilson và quan sát thấy rằng quang phổ của Sirius B và xác định nó là một ngôi sao trắng sáng mờ. Điều này đã khiến cho nhà thiên văn học đến kết luận rằng  nó là một ngôi sao lùn trắng.

What type of star is Sirius A? - Quora

Đường kính của Sirius A được xác định lần đầu tiên bởi nhà thiên văn Robert Hanbury Brown và Richard Q. Twiss vào 1959 tại Jodrell Bank bằng  việc sử dụng giao thoa kế cường độ (intensity interferometer). Năm 2005, khi sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble, các nhà thiên văn học đã xác định được Sirius B có đường kính gần bằng Trái đất là 12.000 km, và có khối lượng bằng 98% khối lượng Mặt trời.

Quan sát

Quần sáng và tia sáng khi nhìn sao Sirius là do ảnh hưởng của dụng cụ quang học. Tuy rằng nó là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm nhưng nó không thể sáng bằng Mặt trăng, sao Kim hay sao Mộc, sao Thủy và thậm chí sao Hỏa cũng sáng hơn Sirius nhiều lần. Hầu hết mọi nơi ở trên Trái đất đều có thể quan sát được Sirius, tuy nhiên với những ai ở phía bắc với vĩ độ trên 73 độ sẽ không thấy được

Xem Thêm:   Cách Xem Cung Hoàng Đạo Của Mình Chi Tiết Biết Vận Mệnh Chính Xác

Với độ cao xấp xỉ -17 độ, Sirius là một ngôi sao quanh cực đối với những người ở khu vực có vĩ độ 73 độ Nam. Ở thiên cầu Nam vào đầu tháng sáu, có những đêm Sirius có thể nó lặn sau Mặt Trời và những đêm nó sẽ mọc trước Mặt trời.

Sirius | The Brightest Star in the Sky | Pictures, Facts, and Location

Sirius có thể quan sát được cả vào ban ngày hoặc ban đêm bằng mắt thường nếu như có đủ các điều kiện. Lý tưởng phải là bầu trời cực kỳ trong, người quan sát cần phải ở vị trí cao, ngôi sao nằm ở ngay trên đỉnh đầu còn Mặt Trời sẽ nằm ở gần đường chân trời.

Quỹ đạo của hệ Sirius sẽ đưa chúng đến gần nhau 3 giây và xa nhau 11 giây. Vào thời điểm chúng đến gần sát nhau thì đó sẽ là cơ hội để quan sát sao lùn trắng mờ nhạt bên cạnh người bạn sáng rực của mình. Người quan sát cần yêu cầu có một một kính viễn vọng 300mm và điều kiện cực kỳ tốt.

Với khoảng cách là 2,6 parsec hay 8,6 năm ánh sáng, Sirius là hệ có chứa hai trong số sáu ngôi sao gần Hệ Mặt trời nhất và nó cũng là hệ sao thứ năm gần chúng ta nhất. Đây chính là nguyên nhân chính cho độ sáng rực rỡ của nó, giống như Alpha Centauri, cũng là 1 trong những hệ sao gần chúng ta và lại trái ngược với các ngôi sao siêu khổng lồ ở xa mà lại có độ sáng cực lớn như Canopus, Rigel hay Betelgeuse.

Sao Thiên Lang Và Sự Trùng Hợp Về Nền Văn Minh Cổ Đại

Tuy nhiên thì Sirius vẫn sáng hơn Mặt trời khoảng 25 lần. Ngôi sao sáng gần với Sirius nhất là Procyon, cách đó 1,61 parsec hay 5,24 năm ánh sáng. Tàu Voyager 2, được phóng vào năm 1977 để nghiên cứu bốn hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời, được kỳ vọng là sẽ cách Sirius 4,3 năm ánh sáng sau khoảng thời gian 296.000 năm du hành.

Cấu tạo Hệ

Sirius là một hệ sao nhị phân gồm hai ngôi sao trắng quay quanh nhau và cách nhau khoảng 20 đơn vị thiên văn (gần bằng khoảng cách giữa Mặt trời và Sao Thiên Vương) và với chu kỳ chỉ là 50 năm. Sirius A là ngôi sao sáng hơn, và là một ngôi sao dãy chính (main sequence) với loại quang phổ A1V, với nhiệt độ bề mặt khoảng 9.940 K.

Tìm hiểu về ngôi sao Thiên Lang (Sirius) - KhoaHoc.tv

Bạn đồng hành của nó, sao Sirius B, là một ngôi sao đã ra khỏi dãy chính và đã bước vào thời kỳ sao lùn trắng. Nó mờ hơn ngôi sao Sirius A 10.000 lần nhưng lại là ngôi sao nặng hơn. Tuổi của hệ này vào khoảng 230 triệu năm. Trong thời kỳ đầu chúng có thể là hai ngôi sao trắng xanh quay quanh nhau trong một quỹ đạo có chu kỳ 9,1 năm. Hệ này phát ra tia hồng ngoại nhiều hơn chúng ta dự đoán, theo như số liệu được đo bởi đài quan sát mặt đất IRAS. Nguyên nhân có thể là do chịu ảnh hưởng do bụi tồn tại trong hệ và được coi là điểm bất thường trong một hệ nhị phân.

Xem Thêm:   Phân Tích Giấc Mơ: Mơ Thấy Ma Đánh Con Gì

Sirius A

Sirius A có độ nặng khoảng 2,1 lần Mặt trời. Đường kính của ngôi sao được đo bởi một giao thoa kế thiên văn, cho thấy được đường kính góc (angular diameter) của nó rơi vào khoảng 5,936±0,016 phút. Tốc độ tự quay của nó  khá thấp là 16km/s khiến cho nó không bị phình ra ở xích đạo. Đây là một dấu hiệu phân biệt với sao Vega có kích thước tương đương tuy nhiên lại có vận tốc tự quay nhanh hơn nhiều là 274km/s và chính vì vậy nó bị phình ra khá rõ ở xích đạo.

Mô hình sao đã cho thấy được rằng nó được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử, và sau 10 triệu năm, năng lượng bên trong của nó đã được tạo ra từ phản ứng nhiệt hạch. Nhân đã đổi lưu và dùng chu kỳ CNO để tạo ra năng lượng. Người ta tính toán rằng sao Sirius A sẽ tiêu thụ hết hydro trong nhân của nó sau một tỷ năm. Vào lúc này nó sẽ chuyển qua giai đoạn sao khổng lồ đỏ và cuối cùng thì sẽ là suy sập thành một ngôi sao lùn trắng.

Quang phổ của Sirius A cho thấy rằng  nó có một lượng lớn nguyên tố kim loại nặng hơn heli, ví dụ như sắt. Một lượng lớn kim loại như vậy vốn dĩ không thể tồn tại trên ngôi sao này được nhưng cũng có khả năng chúng ở trạng thái lơ lửng trong tầng đối lưu mỏng gần bề mặt.

Sirius B

Sirius B là một trong những ngôi sao lùn trắng nặng nhất từng được biết. Nói là khối lượng lớn nhưng nó chỉ nhỏ khoảng bằng Trái đất. Nhiệt độ bề mặt hiện nay của Sirius B là 25.200K. Tuy nhiên, Sirius B hiện đang bị nguội dần và nó sẽ tắt hẳn trong 2 tỷ năm nữa.

File:Sirius-B.jpg - Wikimedia Commons

Ngôi sao Sirius B này có thành phần chủ yếu là hỗn hợp cacbon-oxy được tạo ra bởi phản ứng hạt nhân của heli vào thuở ban đầu. Nó được phủ lên trên bằng một lớp nguyên tố nhẹ hơn, với thành phần hoàn toàn khác về khối lượng bởi vì có bề mặt có lực hấp dẫn lớn. Cũng chính vì vậy mà bầu khí quyển của Sirius bây giờ chỉ còn thuần hydro, một nguyên tố có khối lượng nhẹ nhất và không còn nguyên tố nào được phát hiện thấy trong quang phổ của ngôi sao này nữa.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn Sao thiên lang còn có tên gọi khác là gì, và đồng thời cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hệ sao Thiên lang: vị trí, quan sát và cấu tạo hệ. Nếu là một người yêu thích thiên văn học, hy vọng rằng những thông tin trên bài viết sẽ hữu ích cho cẩm nang thiên văn học của bạn.